Tác giả :
Lúc 8g30, ngày 23/4, hòa chung trong các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (21/4) và Ngày Sách và bản quyền thế giới (23/4), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh khai mạc hội thảo “Khai thác tài nguyên số trong thư viện: Thực trạng – Công nghệ - Giải pháp”.
Hội thảo được đón tiếp ThS. Phạm Văn Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cùng với hơn 200 khách mời là lãnh đạo và các chuyên viên đến từ các đơn vị công nghệ số, thư viện trên khắp cả nước.
Ngay sau phần văn nghệ chào mừng của đội Văn nghệ trường ĐH SPKT TP. HCM và các nghi thức khai mạc, Hội thảo bước vào phần nội dung chính, tập trung vào 7 vấn đề quan trọng trong việc số hóa tài liệu, xây dựng kho dữ liệu số và tổ chức khai thác nguồn tài nguyên số trong thư viện, bao gồm: bảo vệ bản quyền khi khai thác tài liệu số; giải pháp in ấn, photo, scan tự phục vụ trong trường đại học; khai thác nguồn tài nguyên số  trong thư viện với việc bảo hộ quyền tác giả tại việt nam hiện nay; giải pháp xây dựng hệ thống thông tin thư viện hiện đại của PSC; phát triển dịch vụ cung cấp tài liệu số về lĩnh vực du lịch tại khoa Du lịch – đại học Huế: những thách thức và giải pháp chiến lược; giải pháp an ninh tổng thể cho thư viện sử dụng công nghệ RFID; giải pháp chia sẽ trao đổi tài nguyên số bản quyền. Đây là những vấn đề đã và đang gặp phải, tạo nên trở ngại không nhỏ trong việc phát triển thư viện số, số hóa tài liệu.
     Vấn đề đặt ra là các Thư viện cần có 1 giải pháp thỏa đáng để đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền lợi của công chúng, giữa việc chi trả tác quyền và tính phục vụ phi lợi nhuận của thư viện. Năm 1710 nữ hoàng Anh quốc đã ban hành đạo luật Ann - bộ luật bản quyền đầu tiên trên thế giới. Từ đó đến nay, luật sở hữu quyền tác giả đã đi vào thực tiễn xã hội trên toàn thế giới, tại Việt Nam là Luật sở hữu trí tuệ được Quốc Hội thông qua năm 2005. Hiện nay, vấn đề xin phép và trả tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu là hết sức phức tạp
     Trước thực trạng người dùng sử dụng thông tin, tài liệu thiếu kiểm soát trên các diễn đàn, mạng xã hội đã làm chảy máu chất xám vì vi phạm bản quyền, gây thất thoát tài sản về vật chất lẫn tinh thần, khiến lòng tự trọng, sự tôn trọng quyền sở hữu và tính văn hóa trong nghiên cứu khoa học bị mai một. Hội thảo: “ Khai thác tài nguyên số trong thư viện: thực trạng – công nghệ - giải pháp” được tổ chức nhằm đề ra phương thức, giải pháp đối với vấn đề bản quyền tài liệu số hiện nay. Các giải pháp về kinh phí bản quyền, thỏa thuận bản quyền và quản lý nguồn tài nguyên số v.v. đã được nêu ra và nhận được sự đồng thuận của hội thảo.


TS Ngô Văn Thuyên đọc diễn văn khai mạc hội thảo


Hội thảo mang theo nhiều vấn đề về đào tạo chuyên ngành thư viện, bảo vệ bản quyền khi khai thác tài liệu số, hỗ trợ in ấn


Nhà Trường đã từng tổ chức 2 hội thảo trước đây về nhiều vấn đề thuộc về thư viện, tài liệu số

Hội thảo được nghe các báo cáo tham luận sau:

1

Bảo vệ bản quyền khi khai thác tài liệu số

Ths. Nguyễn Thị Tuyết Nga -- Khoa Ký luận chính trị - Trường ĐHSPKT TP.HCM

2

Giải pháp in ấn, photo, scan tự phục vụ dùng trong trường  đại học

Ông Nguyễn Thượng Quân -- GĐ Công ty Cổ phần tin học Siêu Tính

3

Khai thác nguồn tài nguyên số trong thư viện với việc bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay

ThS. Võ Công Nam -- Phó Chủ tịch Hội Thư viện - Tư liệu - Thông tin khoa học TP. HCM, nguyên Trưởng Khoa Thư viện - Thông tin, ĐH Văn hóa TP. HCM

4

Giải pháp Xây dựng hệ thống thông tin thư viện hiện đại

TS. Trương Bá Hà -- GĐ Công ty TNHH Phần mềm và Tư vấn Kim Tự Tháp PSC

5

Phát triển dịch vụ cung cấp tài liệu số về lĩnh vực du lịch tại Khoa Du lịch – Đại học Huế : Những thách thức và giải pháp chiến lược

ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc -- Thư viện Khoa Du lịch Đại học Huế

6

Giới thiệu giải pháp chia sẻ trao đổi tài nguyên số bản quyền 

Ông Phạm Phan Trung -- Phó GĐ Công ty TNHH MTV Công nghệ Phạm Huỳnh

7

Giải pháp an ninh tổng thể cho các thư viện sử dụng công nghệ RFID

Ông Hứa Văn Thành -- Trung tâm KLF Thư viện CĐSP TT Huế



BTC Hội thảo trân trọng cảm ơn sự tham dự và đóng góp ý kiến thảo luận trong hội thảo của quý đại biểu.
Đặc biệt cảm ơn sự hỗ trợ, cho phép của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM và các phòng ban, trung tâm chức năng trong trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tổ chức Hội thảo một cách thành công và tốt đẹp.
BTC Hội thảo ghi nhận và cảm ơn những đóng góp quý báu của các nhà tài trợ cho Hội thảo:

 


1. Tài trợ Vàng: Công ty TNHH Phần mềm và Tư vấn Kim Tự Tháp PSC
Công ty Cổ phần Siêu Tính và Canon Vietnam
2. Tài trợ Bạc: Công ty TNHH một thành viên Công nghệ Phạm Huỳnh
3. Tài trợ Đồng: Công ty Cổ phần Viễn thông Tinh Vân, thuộc Tinh Vân Group
Công ty TNHH In ấn và Bao bì Hưng Phú, trực thuộc NXB ĐH Quốc gia TP. HCM

Hình ảnh Hội thảo, xin vui lòng xem tại: 
https://flic.kr/s/aHskaeDw87
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Copyright © 2023, Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 01 Đường Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84.8) 3896 9920 - (+84.8) 3722 1223 EXT 4 8220 - 4 8229

E-mail: thuvien@hcmute.edu.vn