Tác giả :
TRƯỜNGĐHSƯPHẠMKỸTHUẬTTP. HCM
THƯ VIỆN
Số: 22/CV-ĐHSPKT-TV
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2014
|
THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM DỰ HỘI THẢO 23&24/04/2015
“Khai thác tài nguyên số trong thư viện: Thực trạng - Công nghệ - Giải pháp”
Trong thời gian qua, việc khai thác tài liệu điện tử, tài liệu số trong các thư viện, đặc biệt là thư viện các trường đại học, cao đẳng được quan tâm triển khai thực hiện một cách mạnh mẽ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động giảng dạy và học tập của các trường đang được thực hiện một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo của nhà trường và thực hiện triển khai Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Bằng việc triển khai giảng dạy trực tuyến với hình thức online và mobile learning, các trường đang từng bước góp phần và công cuộc cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo của mình nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong giáo dục và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Sự phát triển công nghệ thông tin trong những năm gần đây, nhu cầu của người dạy và người học không còn chỉ gói ghém trong những cuốn sách, những tài liệu giáo trình vật lý, thay vào đó là những tài liệu điện tử, tài liệu số với những tính năng tương tác và khả năng tiếp cận đa dạng được sử dụng một cách mạnh mẽ trong môi trường học tập. Bản thân các thư viện, đặc biệt là các thư viện đại học sớm nhận thức được các cơ hội và thách thức trong việc tạo lập nguồn tài nguyên điện tử của mình và triển khai phục vụ hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng triển khai tài liệu số, tài liệu điện tử trong các thư viện đại học đang thể hiện một sự phức tạp, thiếu đồng bộ và có nguy cơ đối phó với việc mất kiểm soát trong quá trình phục vụ nguồn tài nguyên này. Đa phần các thư viện tiến hành chuyển dạng tài liệu từ bản in sang bản điện tử có hoặc không tiến hành nhận dạng và chuyển qua công đoạn biên mục và phục vụ cho bạn đọc của mình với hình thức khai thác trực tuyến qua internet hoặc qua mạng nội bộ. Mức độ triển khai đó hoàn toàn có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề bản quyền tác giả của tài liệu.
Với mục đích từng bước triển khai phục vụ và khai thác nguồn tài nguyên số trong thư viện, ngày 15 tháng 11 năm 2013, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Quản lý, cung cấp và sử dụng nguồn tài nguyên điện tử các trường đại học trong thời kỳ hội nhập” nhằm đề cập và tìm giải pháp cho vấn đề bảo vệ tác quyền của nguồn tài nguyên số. Sau đó, vào ngày 28/03/2014, nhằm mục đích giới thiệu những nền tảng công nghệ và truyền thông mới trong lĩnh vực thư viện và xuất bản điện tử đã được triển khai ứng dụng , Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Công bố: Nền tảng công nghệ mới phát triển thư viện số, xuất bản điện tử tài liệu nội sinh - Đảm bảo cung cấp tài liệu điện tử có kiểm soát nhằm bảo vệ bản quyền tác giả”.
Với mục tiêu nghiên cứu về thực trạng khai thác tài liệu điện tử, tài liệu số trong các thư viện đại học, qua đó xây dựng một bức tranh toàn cảnh về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với các thư viện trong giai đoạn hiện nay và tìm hiểu về các công nghệ quản lý khai thác nội dung số trong môi trường giáo dục đại học tiến tới xây dựng giải pháp quản lý và khai thác nguồn tài nguyên số một cách có hiệu quả, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Khai thác tài nguyên số trong thư viện: Thực trạng - Công nghệ - Giải pháp”.
Việc tổ chức Hội thảo này là một sự kiện quan trọng để các thư viện tìm kiếm một giải pháp mang tính toàn diện và bền vững, để nhà cung cấp giải pháp phần mềm thư viện giới thiệu về công nghệ ứng dụng trong việc quản lý thư viện và khai thác tài liệu điện tử, tạo diễn đàn để các cán bộ thư viện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ nhằm tận dụng tốt nhất các cơ hội, nhận diện và ứng phó có hiệu quả với những thách thức nảy sinh trong quá trình hội nhập sâu hơn với thế giới.Tham dự Hội thảo có các chuyên gia thư viện, các giảng viên, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học, thư viện các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu, đại diện các công ty, doanh nghiệp và các nhà xuất bản điện tử,…
Hội thảo dự kiến tổ chức từ ngày 23&24/04/2015 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Số 1 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh; Cùng với quy mô khách mời trên 300 thư viện các trường đại học, cao đẳng, học viện, hệ thống thư viện công cộng,… đại diện cho cả nước và có sự tham gia của nhiều công ty, doanh nghiệp.
Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các nhà cung cấp dịch vụ, các công ty viết phần mềm và cung cấp giải pháp, các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại các thư viện, các thầy cô đang công tác trong mảng đào tạo nhân lực cho ngành Thư viện – Thông tin viết bài và tham dự Hội thảo. Bài viết tập trung vào một trong những mảng chủ đề sau:
1. Hiện trạng khai thác tài liệu điện tử - tài liệu số ở các thư viện đại học
- Chính sách quản lý và phát triển nguồn tài liệu số.
- Nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng nguồn tài liệu số.
- Thương mại điện tử cho nguồn tài liệu số.
2. Giới thiệu các công nghệ quản lý, khai thác tài liệu số:
- Công nghệ số hóa và nhận dạng.
- Công nghệ quản lý và biên mục.
- Công nghệ khai thác và phục vụ tài liệu số.
- Tiêu chuẩn chất lượng cho nguồn tài nguyên số.
3. Các giải pháp hỗ trợ khai thác trong môi trường nội dung số
- Giải pháp in ấn nhanh cho tài liệu số.
- Giải pháp tổng thể quản lý và khai thác tài liệu số.
- Công nghệ đám mây ứng dụng trong quản lý thư viện số.
- Giải pháp tích hợp đa nguồn tài nguyên số.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập nguồn tài nguyên số.
4. Công nghệ, thiết bị RFID(RadioFrequencyIdentificationTechnology)ứng dụng trong hoạt động Thư viện– Thông tin
Bài viết được trình bày bằng tiếng Việt, tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (ngôn ngữ sử dụng trong Hội thảo là bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh), trên MS. Word (Quy định hình thức bài viết xem phụ lục trong file đính kèm).
Kỷ yếu hội thảo có xin giấy phép xuất bản dự kiến in 200 cuốn và xuấn bản điện tử.
Toàn văn bài viết xin gửi về Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 01 bản mềm theo địa chỉ email: thuvienspkt@hcmute.edu.vn; phmquan@gmail.com trước ngày 09/04/2015, hoặc Ông Phạm Minh Quân (08.38969920 hoặc 0972333548).
Thông tin chi tiết tham khảo tại địa chỉ website: lib.hcmute.edu.vn
Thông tin liên hệ tài trợ và triễn lãm tại hội thảo: thuvienspkt@hcmute.edu.vn hoặc ThS. Vũ Trọng Luật (08.38969920 hoặc 0909836920) và tham khảo tại đây.
Hội thảo là cơ hội đặc biệt nơi các nhà cung ứng dịch vụ có dịp nắm bắt thêm nhu cầu của khách hàng - các thư viện; Là cơ hội cho các thư viện đề xuất với các nhà cung ứng xây dựng các hệ thống quản lý theo nhu cầu phát triển của thực tiễn và phù hợp với thực tế công tác của mình và là diễn đàn để các bên cùng hợp tác để hình thành một nền tảng công nghệ cho quá trình xây dựng, quản lý, khai thác thư viện điện tử trong thời kỳ hội nhập.
Ban Tổ chức rất mong nhận được sự công tác của quý vị trong việc viết bài tham gia hội thảo và đăng trong kỷ yếu. Chúng tôi cũng hoan nghênh các nhà cung ứng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ ưu việt của quý vị trong hội thảo này.
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Giám đốc Thư viện
ThS. VŨ TRỌNG LUẬT (đã ký)
Họ và tên:
|
*
|
|
Email:
|
*
|
|
Tiêu đề:
|
*
|
|
Mã xác nhận:
|
(*)
|
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules |
| | | |
Toolbar's wrapper | | | | | |
Content area wrapper | |
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle. |
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons | Statistics module | Editor resizer |
| |
|
|
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other. | |
| | | |
*
|
|
| |