Tác giả :

 

I.Triết lý

  Thư viện là điểm giao thoa, hội tụ những tinh hoa khoa học và công nghệ phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhà trường. Cùng với nhà trường, Thư viện cam kết không ngừng sáng tạo để gia tăng giá trị học thuật của mọi thành phần trong nhà trường thông qua hoạt động hỗ trợ và triển khai ứng dụng kiến thức của mình, thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho nhu cầu học tập, giao tiếp học thuật, vận động sáng tạo, và học tập suốt đời.


II. Sứ mệnh

  Xây dựng và phát triển thư viện thành một trong tâm học tập cộng đồng với đầy đủ nguồn lực tài nguyên và trang thiết bị học tập hiện đại phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhà trường và người học.

 

III. Tầm nhìn

  Thư viện ĐH Sư phạm Kỹ thuật cam kết gia tăng giá trị nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhà trường bằng việc cung cấp, đáp ứng và bảo quản các nguồn thông tin học tập qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận sáng tạo trong quá trình cộng tác với các giảng viên và sinh viên để giúp họ khám phá, sử dụng, quản lý, và chia sẻ các mảng thông tin hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy và học tập

- Thúc đẩy sinh viên và giảng viên thành công.

- Cung cấp nội dung chuyên biệt.

- Thúc đẩy kết nối trí tuệ.

  Nhiệm vụ của thư viện là cung cấp các nguồn lực và dịch vụ toàn diện hỗ trợ công tác nghiên cứu, giảng dạy, và nhu cầu học tập của cộng đồng Đại học. Để hoàn thành nhiệm vụ này, thư viện cam kết.

 

IV. Nhiệm vụ cần đạt:

- Hiểu rõ về nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhà trường

- Xây dựng các bộ sưu tập và tạo lập các công cụ phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhà trường.

- Cung cấp khả năng truy cập và quảng bá các nguổn lực của thư viện cho độc giả trong và ngoài trường.

- Bảo quản và đảm bảo nguồn tư liệu và các nguồn tài nguyên của thư viện để phục vụ trong thời gian lâu dài.

- Tạo lập và duy trì sự thuận tiện trong quá trình phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong cả môi trường vật lý và môi trường ảo hóa.

- Hợp tác chặt chẽ với các đơn vị trong nhà trường nhằm gia tăng giá trị nghiên cứu và học tập của nhà trường.

- Góp phần hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sự nghiệp thư viện thông tin cho các đơn vị trên địa bàn và trong cả nước.

- Khuyến khích, động viên và cam kết thúc đẩy phát triển năng lực chuyên môn và các kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ thư viện.

 

V. Chiến lược phát triển:

  - Dịch vụ: Phát triển và tinh lọc dịch vụ, lấy độc giả làm trung tâm, qua đó lồng ghép các hoạt động của thư viện hòa chung với môi trường học tập và nghiên cứu của bạn đọc.

  - Bộ sưu tập: Quản lý phát triển các nguồn tài nguyên thông tin của Thư viện để phù hợp với nhu cầu và thói quen của người sử dụng, và để phản ánh sự phát triển của công nghệ, triển khai ứng dụng trong việc xuất bản, nghiên cứu và giảng dạy.

  - Giao thoa trí tuệ: Phát triển Thư viện như một giao điểm của văn hóa, xã hội và trí tuệ - một nơi để nuôi dưỡng trí tuệ và phát triển các kỹ năng tư duy, thúc đẩy học tập, bồi dưỡng kỹ năng học tập suốt đời và nâng cao kiến thức vật lý và ảo.

  - Tiên phong: Phát triển thư viện là một trong những đơn vị hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực chuyên môn và cung cấp nguồn tài nguyên chuyên ngành.

  - Hạ tầng: Thúc đẩy một môi trường làm việc tương trợ, tôn trọng và đa dạng nhằm khai thác tối đa và phát triển tài năng tốt nhất của giảng viên và nhân viên của Thư viện. Xây dựng một nền văn hóa tổ chức gồm các đổi mới và thay đổi, thúc đẩy cải tiến liên tục, và phân bổ nguồn lực hợp lý để hỗ trợ các nhu cầu chiến lược của nhà trường.

Định hướng giá trị:

- Khuyến khích quá trình học tập.

Khuyến khích trải nghiệm thực tế.

Chúng tôi dự kiến và đóng góp vào cuộc điều tra nghiên cứu.

Phát triển Thư viện thành một lớp học mở rộng cả trong thực tế và môi trường ảo.

- Đảm nhận vai trò tập hợp, lưu trữ và gìn giữ những giá trị trí tuệ.

Dịch vụ

- Cung cấp một môi trường hỗ trợ sáng tạo, linh hoạt và hợp tác.

- Mỗi người dùng của Thư viện là duy nhất và quan trọng.

- Phát triển để đáp ứng nhu cầu thay đổi của Thư viện và người sử dụng của nó.

- Duy trì một môi trường thuận lợi cho học tập, nghiên cứu, thể hiện, thực thi nhiệm vụ và mang tính tương tác.

 Chất lượng

- Cam kết đảm bảo chất lượng xuất sắc.

- Tìm kiếm và sử dụng nguồn nhân lực và vật lực tốt nhất để thực hiện công việc.

- Hỗ trợ sự phát triển cá nhân và phát triển tổ chức.

- Cam kết chuyên cần để vượt quá sự mong đợi của những người mà chúng tôi phục vụ.

Tính toàn vẹn

- Quan hệ với nhau bằng sự bình đẳng, trung thực.

- Tuân thủ pháp lý, công bằng và bình đẳng trong xử lý công việc.

- Thúc đẩy các tiêu chuẩn cao nhất của nghề nghiệp bao gồm truy cập mở và thông tin đại chúng.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của thư viện và CBTV trong hoạt động của minh.

Tôn trọng

- Đối xử với tất cả mọi người công bằng và lịch sự.

- Khuyến khích sự khác biệt trong quan điểm, ý kiến và ý tưởng.

- Xem xét các nhu cầu của người khác.

- Cung cấp một môi trường toàn diện và đa dạng.

Thông tin

- Giao tiếp cởi mở và trung thực.

- Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của sự tham gia của toàn Thư viện.

- Tiếp cận với tất cả các cộng đồng người dùng.

- Chia sẻ thông tin và thu thập ý kiến về quyết định có ảnh hưởng đến sự thành công của Thư viện.

 

VI. Định hướng chiến lược

1. Đẩy mạnh các dịch vụ thông tin vượt ra ngoài biên giới hiện tại để tiếp cận người dùng, nơi  đang có nhu cầu và để định hướng họ đạt được giá trị của tự học.

Mở rộng và tăng cường các phương pháp tiếp cận bền vững để giúp người học xử lý thông tin chuyên ngành.

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ thông tin mọi lúc mọi nơi bằng cách cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số bao gồm các hướng dẫn trực tuyến và các dịch vụ tham khảo kỹ thuật số.

- Mở rộng và tăng cường các phương pháp tiếp cận để hỗ trợ giảng viên đang công tác bằng các công cụ, tài nguyên, và công nghệ nhằm hỗ trợ công tác nghiên cứu và giảng dạy của họ.

Xây dựng trang web sáng tạo và các công cụ dựa trên web để tăng cường khả năng truy cập.

 

2. Triển khai các công cụ sáng tạo và các dịch vụ cung cấp, trình bày, bảo quản, và chia sẻ các nguồn tài nguyên thông tin trong sự đa dạng và chuyên sâu.

- Trang bị kỹ năng thiết lập hệ thống và chuyên môn hóa để hỗ trợ giảng viên thích ứng với thay đổi các mô hình truyền thông học thuật.

Đào tạo và tái đào tạo đội ngũ nhân viên với những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuyển giao giao một các có hiệu quả các dịch vụ và các nguồn lực có sẵn cho giảng viên, sinh viên, và nhân viên khác để hỗ trợ giảng dạy, học tập, nghiên cứu và các hoạt động học thuật.

Hợp tác với giảng viên để khám phá, phát triển, thử nghiệm và đánh giá các công cụ và dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu.

Phát triển các bộ sưu tập tài nguyên thông tin một cách bền vững.

Hợp lý hóa các quy trình công việc để phát huy lợi thế của các công cụ và phương pháp mới, cung cấp khả năng truy cập mở rộng tới nguồn tài nguyên thư viện.

Xây dựng các bộ sưu tập chuyên biệt và cung cấp khả năng truy cập.

Làm phong phú và duy trì các bộ sưu tập thư viện hiện hữu bằng cách tìm kiếm các nguồn tài trợ mới.

Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề bản quyền.

 

3. Cung cấp không gian vật lý và ảo và các công cụ hỗ trợ giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho các thành viên của cộng đồng nhà trường, theo phạm vi từng cá nhân hoặc theo nhóm.

- Tích hợp và nhúng các công cụ và các nguồn tài nguyên trong các bộ sưu tập số.

- Tăng cường và hỗ trợ người học bằng cách xây dựng một cộng đồng học tập (learning commons), nghiên cứu và tích hợp các mạng xã hội trong Thư viện.

Khuyến khích sáng tạo trong sinh viên và giảng viên bằng việc tăng cường không gian, công cụ và tài nguyên học thuật cho họ.

Hợp tác và chia sẻ nguồn lực với giảng viên nhằm phát triển công nghệ giảng dạy.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính bằng cách cung cấp một môi trường trợ giúp tại chỗ.

Nghiên cứu kéo dài và tăng cường thời gian phục vụ tại thư viện.

 

VII. Phương pháp tiếp cận

- Xây dựng cấu trúc tổ chức linh hoạt.

- Đào tạo và tái đào tạo cán bộ để trang bị cho họ những kỹ năng thích hợp trong môi trường luôn biến đổi.

- Sử dụng các chiến lược có khả năng mở rộng và bền vững.

- Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Quản lý nguồn kinh phí và tài nguyên có hiệu quả bằng việc phân cấp với các mức độ ưu tiên khác nhau một cách linh hoạt.

- Tăng cường hiệu quả của các dịch vụ cơ bản (ví dụ, tư vấn tại chỗ, biên mục và xử lý tài liệu mới).

- Đẩy mạnh hoạt động vận động tài trợ

- Đảm bảo hiệu quả giao tiếp với độc giả.

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện.

Ứng dụng kỹ năng quản lý và quả lý hiệu quả các hoạt động trong thư viện.

 

VIII. Hoạt động chiến lược

- Duy trì và đảm bảo việc cung cấp tài liệu truyền thống cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viện và sinh viên trong toàn trường.

- Xây dựng và vận hành trung tâm thông tin tư liệu và thư viện điện tử, góp phần hình thành và thúc đẩy phát triển mô hình cộng đồng học tập (learning commons).

- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin có chọn lọc, theo từng nhóm đối tượng cụ thể.

- Phát triển nguồn tài nguyên đa dạng về nội dung, phong phú về chủng loại, tiện dụng trong truy cập và khai thác, đảm bảo tính toàn vẹn và bản quyền trong sử dụng.

- Xây dựng trung tâm phát hành và xuất bản tài liệu nội bộ.

- Phát triển các hình thức học tập trực tuyến với các trang thiết bị hiện đại và phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình tự học và học tập suốt đời.

 

Tầm nhìn

  Thư viện Trường ĐHSPKT TP.HCM là một Trung tâm thông tin tư liệu - Thư viện không ngừng gia tăng giá trị nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhà trường bằng việc cung cấp, đáp ứng và bảo quản các nguồn thông tin học tập qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận sáng tạo trong quá trình cộng tác với các giảng viên và sinh viên nhằm khai phá, sử dụng, quản lý, chia sẻ các nguồn thông tin hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy và học tập. 

 

Sứ mạng

Thư viện Trường ĐHSPKT TP.HCM là một Trung tâm thông tin tư liệu - Thư viện, nơi chuyển giao tri thức, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp của người học.

 

Chức năng 
Thư viện là đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Giám hiệu (BGH) đồng thời là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ về công tác cung cấp thông tin, tư liệu, phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của Trường thông qua việc sử dụng, khai thác các tài liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet…)

Nhiệm vụ

1. Tham mưu BGH xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong Trường;

2. Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường; thu nhận các tài liệu do Trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ giảng viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo , giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

3. Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm theo quy định của pháp luật;

4. Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;

5. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện;

6. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác;

7. Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư hỏng theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

8. Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời, xây dựng con người Việt Nam toàn diện;

9. Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện việc tham mưu, tư vấn, lập kế hoạch, tính thù lao biên soạn, thù lao thẩm định, quản lý công tác biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, lựa chọn, xuất bản, phát hành giáo trình, tài liệu học tập;

10. Thực hiện công tác thống kê định kỳ, đột xuất và xác nhận các vấn đề liên quan đến thư viện Trường;

11. Phối hợp với các đơn vị trong Trường thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới phạm vi công tác của đơn vị và những nhiệm vụ khác theo sự phân công của BGH.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
Truy cập nhanh


 

 
 

Copyright © 2023, Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 01 Đường Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84.8) 3896 9920 - (+84.8) 3722 1223 EXT 4 8220 - 4 8229

E-mail: thuvien@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 1,097

Tổng truy cập:1,097