Tác giả :
1. Sự chuyển biến cốt lõi – vốn tài liệu:
Theo tường thuật lại của lớp cán bộ đi trước, khi mới thành lập, Thư viện chỉ có được số tài liệu ít ỏi vài trăm cuốn sách. Với đặc trưng ảnh hưởng và mô phỏng theo cấu trúc nền giáo dục đại học Mỹ, tài liệu của những năm 60 – 70 của thế kỷ trước chủ yếu là sách ngoại văn và một số ít tài liệu Việt văn do các giáo sư Việt Nam biên soạn, phục vụ cho quá trình giảng dạy cuả bản thân người thầy.

Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 1975, cuộc sống khó khăn, hạ tầng bị hư hỏng, nhân lực bị thiếu hụt, cả nước chung sức bắt tay vào công cuộc tái thiết và xây dựng CNXH. Trường ĐH SPKT Thủ Đức và nay là Trường ĐH SPKT TP. HCM và các đơn vị trực thuộc không nằm ngoài những tác động đó. Tình hình tư liệu tại Thư viện bị khan hiếm trầm trọng do sự thay đổi tận gốc rễ của cả một hệ thống giáo dục. Trong suốt những năm 1975 – 1985, tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy của nhà trường chủ yếu là giáo trình do nhà xuất bản Đại học và THCN phát hành, số lượng giáo trình do tập thể thầy cô của nhà trường biên soạn rất hạn chế và chủ yếu là các tập bài giảng. Cũng có giai đoạn để tăng cường vốn tài liệu phục vụ, nhà trường và Thư viện đã tiến hành vận động tài trợ, chia sẻ, chi viện từ các cơ sở văn hóa giáo dục từ miền Bắc. Một số tài liệu trong thời điểm đó hiện vẫn còn được lưu giữ tại Thư viện.
Đến nay, Thư viện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM tự hào là một trong những thư viện có nguồn lực tài liệu phong phú, đa dạng. Đặc biệt, với sự quan tâm phát triển của nhà trường, khối tư liệu đặc thù của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá cho HSSV của trường mà còn là nguồn thông tin đáng mơ ước của rất nhiều SV, GV và các nhà nghiên cứu trên cả nước. Bên cạnh khối tài liệu, giáo trình phục vụ trực tiếp cho độc giả tại trường, nhà trường còn phát triển nguồn tài liệu điện tử với số lượng hàng trăm đầu giáo trình đã được xuất bản và đang được khai thác trên tất cả các thiết bị máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Điều này càng giúp cho hoạt động đào tạo của nhà trường bám sát với hoạt động học tập của người học, vượt mọi trở ngại về không gian và thời gian, phát triển xu thế học tập liên tục và suốt đời.

Nhìn lại kho tư liệu và quá trình phát triển của nó trong suốt chặng đường 50 năm qua để thấy một sự lột xác hoàn toàn và mạnh mẽ trong công tác tư liệu, giáo trình học tập của nhà trường; từ chỗ thiếu thốn, phải vận động từ các nguồn bên ngoài; nay nhà trường, Thư viện đã có thể tự hào đáp ứng đủ nhu cầu học tập của sinh viên. Đó quả là một thành tích đáng trân trọng.
2. Sự thay đổi trong tư duy và phương thức phục vụ:
Bên cạnh sự phát triển về vốn tài liệu, quá trình và phương thức phục vụ độc giả của Thư viện ĐH SPKT TP.HCM đã thể hiện sự lột xác. Từ quan điểm phục vụ lấy cái tôi, lấy chính thư viện là trung tâm, tư duy phục vụ tại thư viện biến chuyển thành lối tư duy dịch vụ, lấy bạn đọc – khách hàng là trung tâm và mọi hoạt động đều quy chiếu về lợi ích và sự hài lòng của độc giả. Trước đây, bạn đọc phải chấp nhận những gì thư viện có, cam chịu với những gì thư viện cung cấp
từ tài liệu, thiết bị, cung cách phục vụ đến các thiết bị phụ trợ. Ngày nay, bạn đọc tham gia trong mọi quá trình công tác: từ bổ sung tài liệu, sắp xếp tư liệu, tổ chức phục vụ và chính sách áp dụng; thư viện chính là nơi biến nhu cầu về tư liệu phục vụ cho quá trình học và dạy trở thành hiện thực.
Trải qua nhiều thay đổi, hoạt động của Thư viện đã chuyển đổi tư duy từ ban phát – phân phối thành cung cấp dịch vụ. Sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức ấy khiến cho hoạt động của thư viện luôn tấp nập, nhộn nhịp, thu hút đông đảo SVHS và CBVC của nhà trường. Liên tục trong những năm gần đây, số lượt phục vụ của Thư viện trường luôn vượt hơn hẳn các Thư viện bạn trên địa bàn
Sự phát triển đội ngũ cán bộ: Song song với việc phát triển vốn tư liệu, mở rộng khả năng và phạm vi phục vụ, đội ngũ cán bộ thư viện cũng được phát triển một cách tương xứng. Nếu như trong thời gian đầu mới tiếp quản, số lượng CB thư viện chỉ vỏn vẹn có 4 người, số lượng cán bộ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ không có, mãi tới thời gian những năm 1980 mới có CB đuợc đào tạo đúng chuyên môn đầu tiên về Thư viện (cô Nguyễn Như Hà). Sau thời gian dài phát triển, đội ngũ cán bộ thư viện đủ lớn mạnh cả về số lượng lẫn chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường.
3. Những kết quả đạt được:
Với sự nỗ lực không ngừng, bằng tinh thần cầu thị và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, mọi hoạt động của thư viện đều nhắm tới mục tiêu phục vụ cho lợi ích của bạn đọc. Những đóng góp âm thầm ấy được đông đảo bạn đọc ghi nhận và đánh giá cao; tình cảm gắn bó giữa thư viện và độc giả không chỉ kéo dài trong suốt thời gian học tập, công tác tại trường mà còn được duy trì và phát triển khi bản thân người học chuyển sang môi trường khác. Mức độ hài lòng của người học về tinh thần phục vụ của CB thư viện theo kết quả khảo sát của nhà trường đã thực hiện vào dịp cuối năm học 2010 – 2011 là một niềm khích kệ, động viên vô cùng mãnh liệt với từng thành viên trong tập thể thư viện.
Sự phát triển một cách vững chắc, trên nền tảng và kim chỉ nam hành động là lợi ích và sự tiến bộ của người học, Thư viện đã khẳng định vai trò của mình trong hoạt động học thuật của nhà trường theo phương thức đặc thù của nghề nghiệp. Sự phát triển của Thư viện trước hết được ghi nhận bằng chính khối đoàn kết nhất trí của cả tập thể CBVC trong đơn vị, cùng chung sức đồng lòng trong quá trình đồng hành với độc giả. Bên cạnh đó là sự ghi nhận những cống hiến, đóng góp của Thư viện trong hoạt động đào tạo của nhà trường nói riêng và của sự nghiệp giáo dục nói chung.
Với mong ước trở thành nhân tố tích cực của quá trình giáo dục và đào tạo, với khát vọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và miềm tin cùng với nhà tường thực hiện thắng lợi mục tiêu mang đến cho người học những điều kiện tốt nhất để phát huy tiềm năng sáng tạo, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, Thư viện ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM vẫn kiên định với chủ trương ĐỒNG HÀNH của mình. Cùng nhìn lại những thăng trầm, biến động đã qua và cả những đóng góp âm thầm đã thực hiện để lấy đó làm động lực và mục tiêu phấn đấu. Bằng nhiệt huyết của thế hệ trẻ và tinh thần yêu nghề của những người cán bộ thư viện hôm nay, cùng với đà tiến bộ của xã hội và sự phát triển của nhà trường, Thư viện chắc chắn vẫn sẽ là môi trường lý tưởng cho hành trình tìm kiếm và chinh phục tri thức của tập thể thầy và trò mái trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM giàu truyền thống và khát vọng này.
Họ và tên:
|
*
|
|
Email:
|
*
|
|
Tiêu đề:
|
*
|
|
Mã xác nhận:
|
|
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules |
| | | |
Toolbar's wrapper | | | | | |
Content area wrapper | |
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle. |
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons | Statistics module | Editor resizer |
| |
|
|
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other. | |
| | | |
*
|
|
|
I. GIỜ LÀM VIỆC:
Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần |
Sáng: 7g00 - 11g30 |
Chiều: 13g00 - 16g30 |
II. GIỜ PHỤC VỤ:
Áp dụng cho việc phục vụ tại : Phòng Đọc, Phòng Mượn, Phòng Đọc cộng đồng, Phòng Giữ cặp
Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần |
Sáng: 7g15 - 11g15 |
Chiều: 13g00 - 16g15 |
Chiều thứ năm, không phục vụ |
Tin ngành thư viện
Thông báo
|