Tác giả :
[ Đăng ngày: 27/10/2023 ]
cach ap dung ky thuat ghi chu theo phuong phap cornell tang hieu qua hoc tap


Khái niệm và mục đích sử dụng phương pháp Cornell 

Hệ thống ghi chú Cornell (hay còn gọi là phương pháp Cornell, hoặc ghi chú Cornell) là một hệ thống ghi chú được phát minh bởi Walter Pauk - một giáo sư giáo dục tại Đại học Cornell vào những năm 1940. Phương pháp này được chứng minh có hiệu quả tích cực cho việc học và được sử dụng ở các trường trung học và đại học ở nhiều nơi trên thế giới đến ngày nay.

Phương pháp Cornell cung cấp một định dạng có hệ thống để cô đọng và sử dụng các ghi chú mà học sinh viết ra trong lớp học, từ sách giáo khoa hoặc các bài nghiên cứu. Đặc biệt đối với sinh viên đại học và giáo dục bậc cao hơn, trong một số trường hợp, mục đích trọng yếu của việc ghi chú có hệ thống là để đưa những kiến thức vào não bộ thông qua hành động ghi chép.

Một số mục đích khi sử dụng phương pháp ghi chú Cornell bao gồm: 1- Ghi lại thông tin từ các bài giảng hoặc văn bản; 2 - Ghi lại nhận xét, câu hỏi hoặc suy nghĩ của người học về thông tin này; 3 - Tóm tắt các ý chính trong bài học; 4 - Tích hợp ghi chú từ bài giảng của giảng viên vào nội dung sách giáo khoa hoặc văn bản nghiên cứu và ngược lại; 5- Học dựa vào các ghi chú để chuẩn bị cho các kì thi và kiểm tra sự hiểu bài của bản thân người học..

Quy trình sử dụng phương pháp ghi chú Cornell 

Để sử dụng phương pháp ghi chú Cornell, người học cần chia trang ra thành ba phần: Một cột lớn ở phía bên phải của trang, một cột nhỏ hơn ở bên trái của trang và một hàng ngắn ở cuối trang.

  1. Cột bên phải được sử dụng cho ghi chú bài giảng hoặc nội dung từ sách giáo khoa và tài liệu học.

  2. Cột bên trái là cột "Cue" (Gợi ý). Dựa trên các ý chính trong bài giảng ở cột bên phải, người học đặt ra những câu hỏi hoặc các từ khoá gợi ý và viết lại tại cột này.

  3. Phần dưới cùng được sử dụng để tóm tắt các ghi chú trên trang đó

Ví dụ phương pháp ghi chú Cornell

image-alt Sau khi đã chuẩn bị xong trang ghi chú dựa theo hướng dẫn trên, người học bắt đầu xử lý và ghi nhớ thông tin thông qua quy trình “5 R”.

Record (Lưu giữ):

Xuyên suốt quá trình đọc bài hoặc nghe giảng, người học viết lại các thông tin quan trọng của từng phần trong bài, và xem lại sau buổi học để bổ sung bất kỳ thông tin nào bị thiếu.

Reduce (Cô đọng):

Ngay sau đó, người học đặt ra những câu hỏi hoặc từ khoá ngắn gọn liên quan đến kiến thức trọng tâm trong cột Cue (Gợi ý).

Recite (Đọc lại):

Người học che cột ghi chú lại và chỉ nhìn những câu hỏi hoặc từ khoá ở cột gợi ý. Người học sử dụng ngôn ngữ của mình nói lại nội dung đã ghi chú theo cách mà mình hiểu.

Reflect (Suy ngẫm):

Người học suy ngẫm về tài liệu bằng cách đặt những câu hỏi cho bản thân, ví dụ: “Tầm quan trọng của những thông tin này là gì? Chúng dựa trên nguyên tắc nào? Chúng có thể được áp dụng như thế nào? Có những thông tin liên quan nào cần được đưa vào trang ghi chú hay không?”

Review (Ôn tập):

Dành thời gian mỗi tuần để xem lại tất cả những gì người học đã làm ghi chú. Điều này sẽ hỗ trợ việc lưu giữ kiến thức hiệu quả hơn, cũng như sẽ có ích cho những kì thi và bài kiểm tra sau này.

Ngoài ra, vì mỗi người có cách ghi nhớ thông tin khác nhau, người học có thể linh hoạt tuỳ chỉnh bố cục của ghi chú Cornell để phù hợp với bản thân mình. Ví dụ, người học có thể dử dụng cột gợi ý hoặc phần tóm tắt để ghi lại suy nghĩ, đánh giá hoặc mục đích sử dụng của mình đối với tài liệu. Cột gợi ý có thể được sử dụng để ghi chú ngắn gọn số trang quan trọng chứa kiến thức trong sách giáo khoa.

Tính hiệu quả của phương pháp Cornell

Theo nghiên cứu công bố vào năm 2010 được thực hiện bởi Đại học Bang Wichita, người ta thấy rằng ghi chú Cornell tốt hơn cho việc hiểu và áp dụng kiến thức đã học so với việc ghi nhớ đơn giản.

Đại học Bang Wichita đã so sánh hai phương pháp ghi chú trong một lớp học tiếng Anh trung học: Phương pháp ghi chú Cornell và phương pháp ghi chú có hướng dẫn. Phương pháp ghi chú có hướng dẫn cung cấp "bản đồ" nội dung bài giảng nhưng bỏ trống một số các ý chính. Sau đó học sinh tự điền vào các mục còn thiếu khi bài giảng diễn ra.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phương pháp ghi chú Cornell có lợi trong trường hợp học sinh được yêu cầu tổng hợp và áp dụng kiến thức đã học. Trong khi đó, phương pháp ghi chú có hướng dẫn thì hiệu quả hơn khi học sinh chỉ đơn giản cần học thuộc thông tin.

Vì vậy, người học có thể thấy rằng phương pháp ghi chú Cornell cung cấp một số lợi thế nhất định. Phương pháp này giúp các ghi chú có trật tự hơn, từ đó cho phép người học nhanh chóng xác định các từ khoá và khái niệm chính từ một bài giảng. Các ghi chú Cornell có thể dễ dàng được sử dụng như một đề cương học tập để ôn thi.

Tuy nhiên, người học cần lưu ý một số yếu tố sau để sử dụng ghi chú Cornell một cách hiệu quả nhất. Đầu tiên, cách ghi chú này đòi hỏi nhiều sự suy nghĩ để sắp xếp các thông tin một cách chính xác và có hệ thống. Ngoài ra, ghi chú Cornell có thể không hiển thị rõ các mối quan hệ hay trình tự giữa các thông tin khi cần thiết (Ví dụ khi so sánh với sơ đồ tư duy). Cuối cùng, phương pháp ghi chú này gây ra một số khó khăn nếu tốc độ bài giảng diễn ra quá nhanh. Do đó, cách ghi chú này đòi hỏi người học dành thêm thời gian sau buổi học để xem lại bài và bổ sung các thông tin không ghi chú kịp. Từ những lưu ý trên, người học nên đánh giá và hiểu rõ mục đích học tập của mình và chọn lựa phương pháp ghi chú phù hợo với mục đích của bản thân nhất.

Tổng kết

Ghi chú có vai trò quan trọng cho sự thành công trong học tập, tuy vậy nhiều người học còn chưa biết cách ghi chú một cách hiệu quả. Một lỗi ghi chú phổ biến là cố gắng chép lại mọi chi tiết từ bài giảng trên lớp. Điều này khiến người học khó tiếp thu và xử lý thông tin vì họ đang viết tất cả mọi thứ ra giấy mà không có chọn lọc.

Bài viết này đã giới thiệu đến người đọc phương pháp ghi chú Cornell – một chiến lược mà người học có thể sử dụng để cải thiện kỹ năng ghi chú của mình. Phương pháp Cornell thúc đẩy việc chủ động lắng nghe và đã được chứng minh là hiệu quả hơn trong việc giúp người học sắp xếp, hiểu và áp dụng thông tin. Nắm vững phương pháp Cornell cũng có thể giúp người học phát triển thói quen học tập hiệu quả hơn và kết quả là cải thiện thành tích

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
Truy cập nhanh


 

 
 

Copyright © 2023, Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 01 Đường Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84.8) 3896 9920 - (+84.8) 3722 1223 EXT 4 8220 - 4 8229

E-mail: thuvien@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 4,409

Tổng truy cập:6,694