[ Đăng ngày: 18/07/2023 ]
Thư viện xanh là gì?
Định nghĩa từ Phần ENSULIB của IFLA
Thư viện xanh sẽ được tạo ra từ hai yếu tố đó là môi trường và sự phát triển bền vững.
Môi trường có nghĩa là môi trường xung quanh chúng ta, điều kiện các cá nhân, tổ chức, động vật hoặc thực vật sinh sống và hoạt động. Môi trường xung quanh chúng ta bao gồm cả là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa.
Phát triển bền vững theo báo cáo của Brundtland,
“Đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” trích Tương lai chung của chúng tôi, Báo cáo Brundtland, UN.
Đây là một quá trình phát triển dựa trên các nguồn tài nguyên tái tạo và tôn trọng các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ thống hỗ trợ tự nhiên của đời sống con người, động vật và thực vật.
Có thể thấy môi trường chúng ta đang sống ở hiện tại đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và các mối đe dọa khác bao gồm luôn cả bất bình đẳng xã hội. Tất cả các tổ chức nên cố gắng bảo vệ môi trường thông qua việc phát triển bền vững. Điều này bao gồm tất cả các loại thư viện, có thể đóng một vai trò tích cực và quan trọng trong phát triển bền vững.
Thư viện xanh là một thư viện có đầy đủ yếu tố của phát triển bền vững về môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội. Các thư viện xanh có thể có ở bất kỳ hình thức tổ chức thư viện nào, thì cũng nên có một chương trình, sự thống nhất về sự bền vững rõ ràng, có thể bao gồm:
- Tòa nhà và thiết bị xanh: Lượng khí thải, khí thải carbon của tòa nhà và thiết bị phải có chiều hướng giảm tích cực.
- Nguyên tắc văn phòng xanh: Các thói quen và quy trình hoạt động tác động tốt đến với môi trường.
- Kinh tế bền vững: Giảm thiểu tiêu thụ, các thông lệ kinh tế tuần hoàn và chia sẻ được nâng cao và được cộng đồng tiếp cận.
- Dịch vụ thư viện bền vững: Thông tin phù hợp luôn được cập nhật kịp thời và người dùng dễ dàng tiếp cận, không gian dùng chung, thiết bị và giáo dục môi trường được cung cấp và hoạt động hiệu quả. Thư viện hướng đến việc có một "Dấu tay carbon" tích cực.
- Bền vững xã hội: Giáo dục tốt, xóa mù chữ, tham gia cộng đồng, đa dạng văn hóa, hòa nhập xã hội và tham gia tổng thể được xem xét. Thư viện cần hoạt động tích cực để giảm bất bình đẳng.
- Quản lý môi trường: Các mục tiêu xây dựng môi trường xanh theo tiêu chí SMART (Specific - Cụ thể, Measurable - Đo lường được, Achievable - Có thể đạt được, Realistic - Hiện thực, Timebound - Thời gian) và thư viện phải hoạt động làm sao để giảm tác động tiêu cực của bản thân đến môi trường. Tạo ra các chính sách môi trường tại thư viện, việc thực hiện và kết quả tối sẽ được thu hút và lan tỏa tới nhiều đối tượng hơn.
- Cam kết thực hiện các mục tiêu và chương trình môi trường chung: Cam kết được hướng dẫn bởi các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, Thỏa thuận Khí hậu Paris và các chương trình và chứng chỉ môi trường liên quan.
Cre: ifla.org
Trúc Quỳnh (dịch)